Những yếu tố tiên quyết giúp sinh viên tìm việc làm như ý

Hãy nói chuyện với quản lý của các bạn nếu công việc gặp khó khăn do đồng nghiệp mình đặt hiềm khích cá nhân vào.

Bà Lương Thị Thủy Tiên cho biết: Sinh viên vừa học vừa làm là điều tuyệt vời và là một bước đệm quan trọng cho tương lai sau này. Vì các em đã có thể quản trị được thời gian của chính mình, nhằm đảm bảo được việc học tập, đồng thời tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Bà Lương Thị Thủy Tiên Nhưng điều đó không có nghĩa là các em sinh viên chưa có cơ hội làm việc hoặc chỉ tập trung cho chương trình đại học mà không đi làm thêm thì sa sút và kém cỏi hơn những trường hợp còn lại.
Điều quan trọng các em cần có là nền tảng vững chắc về kiến thức chuyên môn, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm và tính kỉ luật trong công việc.

Tất nhiên, các em là những sinh viên mới ra trường, có thể kiến thức về lý thuyết chuyên ngành các em nắm bắt rõ, nhưng thực tế công việc có thể khác so với những gì các em được dạy.

Khi ấy đừng so sánh và băn khoăn rằng: Gù lý thuyết mình học rất tốt nhưng công việc ở công ty thì khác xa. Điều đó rất bình thường đối với bất kì ai khi mới bắt đầu làm việc ở một công ty mới. Hãy bình tĩnh, học hỏi và làm quen với văn hóa làm việc ở đó.

Điều tiếp theo là thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm khi làm việc. Sẽ chẳng có công ty hay một doanh nghiệp nào muốn thuê một nhân viên có thái độ làm việc hời hợt, thiếu sự học hỏi, lười nhát và trốn tránh trách nhiệm cả.

Trừ khi, đó là doanh nghiệp của chính gia đình các bạn và các bạn là những nhân tố “không cần tuyển dụng” cũng có thể được làm việc.

Tác phong gọn gàng, trang phục tươm tất, sạch sẽ là những yếu tố cơ bản cần phải có. Dù là doanh nghiệp tư nhân, nươc ngoài hay nhà nước, ở đâu cũng luôn muốn tìm kiếm những con người làm việc chuyên nghiệp cả về hình thức lẫn tư duy.

Hãy cố gắng làm việc với thái độ tích cực nhất, dù đôi khi bạn cảm thấy chưa quen và không có gì nhiều để làm, nhưng hãy chủ động hỏi để được hướng dẫn, hãy chủ động đề nghị được giúp đỡ các anh chị/ đồng nghiệp hoặc được giao việc.

Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn hoặc trước thời hạn. Và khi bạn thiếu sót hoặc làm sai ở một quy trình nào đó, hãy nhận lỗi, hỏi ra những điểm sai của mình, xin lỗi, ghi nhớ và sửa chữa nó.

Tinh thần trách nhiệm, dám nhìn nhận sự thiếu sót là một đức tính rất quan trọng và được đánh giá rất cao đối với một nhân viên. Đó cũng là một trong những yếu quan trọng quyết định bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai hay không.

Luôn có thái độ làm việc hợp tác, ôn hòa với các đồng nghiệp, dù đôi khi họ có thái độ bất hợp tác hoặc không thiện cảm lắm nhưng hãy cố gắng giữ thái độ lịch sự và nhã nhặn nhất có thể, tránh tiếp xúc riêng và những gì trao đổi về công việc nên được thảo luận với tập thể.

Hãy nói chuyện với quản lý của các bạn nếu công việc gặp khó khăn do đồng nghiệp mình đặt hiềm khích cá nhân vào.

Và cuối cùng là tính kỉ luật. Chắc chắn, tôi sẽ sa thải một nhân viên luôn đi làm trễ và về sớm nếu họ không có lý do chính đáng, hoặc thường xuyên có những lý do để biện minh cho sự lười nhát của mình. Hoặc những nhân viên luôn làm trễ tiến độ công việc ảnh hưởng đến chất lượng, uy tính của tập thể và công ty cũng sẽ không được chấp nhận.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *